Ông Thần Tài là cách gọi thân thuộc, gần gũi trong dân gian đối với một vị thần linh tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Nhất là với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, việc bài trí tượng Thần Tài mang ý nghĩa cầu mong mọi điều suôn sẻ, thuận lợi sẽ đến.
Ông Thần Tài là ai?
Ông Thần Tài hay còn được gọi là Thần Tài – vị thần của sự may mắn, thành công trong kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày.
Đặc điểm dễ nhận biết của ông Thần Tài:
- Mái tóc bạc phơ
- Tay cầm nhiều vàng bạc, châu báu
- Ngồi trên ghế
- vẻ mặt hiền hậu, thân thiện
Theo quan niệm dân gian, thờ cúng ông Thần Tài sẽ giúp gia đình có được nhiều tài lộc, sự may mắn. Với những người kinh doanh buôn bán, Thần Tài cũng mang lại “vía” tốt để giúp cho công việc được thuận lợi, suôn sẻ.
Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Thần Tài tại Việt Nam được chia thành hai vị chính đó là:
Văn Thần Tài: Gồm hai vị đó là Bạch Tinh quân, Lộc tinh quân. Nhiệm vụ của hai vị Thần Tài này đó là trông coi tiền tài cho gia chủ. Hai vị Thần Tài này cũng tượng trưng cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức.
- Bạch tinh quân: Vị thần mặt trắng, tóc dài, có dáng vẻ oai phong lẫm liệt
- Lộc tinh quân: Địa vị xếp ngang với hai vị thần khác là Phúc và Thọ.
Võ Thần Tài: Là vị thần có tên Triệu Công Minh, thườn mặc chiến bào, cưỡi hổ, gương mặt sạm đen, râu dài đậm, đầu đội mũ vàng. Ngoài ra, Võ Thần Tài còn được biết đến với một vị thần khác tên Quân Công hay Quan Đế. Đây là vị thần có thể trừ tà ma, trấn công, hộ pháp… nên được ưa chuộng và thờ cúng phổ biến ngày nay.
Nguồn gốc, ý nghĩa của ông Thần Tài
Nguồn gốc Thần Tài
Theo truyền thuyết, Thần Tài gắn liền nhân vật tên U Minh – thương nhân có cơ duyên gặp Thủy Thần khi qua hồ Thanh Thảo. Sau đó, ông được trao cho một người tên Như Nguyện và từ đó công việc kinh doanh của U Minh trở nên phát đạt. Tuy nhiên, vào ngày tết U Minh đã đánh Như Nguyệt và làm cô sợ hãi nên đã trốn vào đống rác và biến mất.
Cũng từ đó, U Minh lâm vào cảnh buôn bán thua lỗ và trở nên nghèo khó. Như Nguyệt được xem là Thần Tài và được thờ cúng trong góc nhà. Cũng theo truyền thuyết này, người ta kiêng quét rác trong 3 ngày đầu năm mới với quan niệm không làm mất đi tài lộc đang ẩn trong đống rác.
Ý nghĩa thờ Thần Tài
Mặc dù Thần Tài bắt nguồn từ Trung Quốc những vị thần linh này đã trở thanh một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Ý nghĩa khi bài trí, thờ cúng Thần Tài:
- Đối với gia đình: Đem lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc.
- Đối với công ty, doanh nghiệp: Cầu mong cho việc kinh doanh ngày một phát đạt, suôn sẻ.
Chọn tượng ông Thần Tài như thế nào để mang về may mắn?
Về đặc điểm ngoại hình: Nên chọn tượng vui tươi, nụ cười hiền hậu, mắt tinh tường, da màu hồng hào và tràn đầy phúc khí. Đặc biệt, không chọn tượng có ánh mắt hướng xuống. Tượng cũng không có vết nứt. Tượng Thần Tài phải đảm bảo một tay cầm gậy như ý, tay còn lại ôm đỉnh vàng.
Về kích thước: Cần dựa vào nơi bài trí để chọn kích thước tượng ông Thần Tài sao cho phù hợp.
Về chất liệu: Có khá nhiều chất liệu ông Thần Tài cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên nên ưu tiên chọn tượng được làm bằng các chất liệu như gốm, sứ, bột đá, vì chúng đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, bền đẹp và sang trọng.
Về tuổi mệnh:
- Người mệnh Kim: Nên chọn tượng Thần Tài được làm bằng đồng, bạc… với các màu như nâu, vàng, màu trắng
- Người mệnh Mộc: Nên chọn tượng Thần Tài làm bằng gỗ
- Người mệnh Thủy: Chọn tượng Thần Tài có màu xanh xương hoặc màu đen
- Người mệnh Hỏa: Tượng Thần Tài phù hợp với người mệnh Hỏa nên có màu hồng, tím hoặc xanh lá cây
- Người mệnh Thổ: Tượng nên có màu tông trầm
Về địa chỉ cung cấp: Hiện nay có khá nhiều địa chỉ cung cấp tượng ông Thần Tài, cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn. Chỉ nên chọn nơi uy tín, đảm bảo về chất lượng tượng cũng như giá cả phải chăng.
Cách đặt tượng ông Thần Tài đúng hướng tài lộc
Bài trí tượng ông Thần Tài sẽ giúp gia chủ nhận về nhiều may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn bài trí tượng đúng phong thủy, đúng hướng. Dưới đây là cách đặt tượng ông Thần Tài chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo.
Đặt tượng ông Thần Tài theo cung
- Cung Thiên Lộc: Là cung tốt nhất để đặt tượng ông Thần Tài, mang lại phúc khí, may mắn về tiền bạc, sự nghiệp
- Cung Quý Nhân: Khi đặt tượng Thần Tài ở cung này, gia đạo luôn được bình an, mạnh khỏe, làm ăn buôn bán suôn sẻ
Vị trí đặt bàn tượng ông Thần Tài
Bàn thờ ông Thần Tài: Tượng Thần Tài thường được bài trí ở bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Và vị trí đặt bàn thờ ông Thần Tài đó là dưới đất, góc nhà. Nơi đặt bàn thờ cũng phải có chỗ dựa vững chắc, không đặt bàn thờ ông Thần Tài ở gần nhà vệ sinh, thùng rác… vì đây là những nơi ô uế.
Các vị trí khác: Ngoài bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa, tượng ông Thần Tài còn được sử dụng như một vật phẩm phong thủy trang trí với tác dụng chiêu tài, cầu lộc. Những vị trí có thể đặt tượng ông Thần Tài khác trong nhà đó là:
- Bàn làm việc
- Xe ô tô
- Kệ tủ trang trí
Những mẫu tượng ông Thần Tài đẹp, được ưa chuộng
- Ông Thần Tài phát lộc gốm sứ Niên niên chiêu tài: Được làm bằng chất liệu gốm sứ bền đẹp, sáng bóng. Tượng thể hiện hình ảnh ông Thần Tài gương mặt phúc hậu, bộ râu dài, trang phục áo bào họa tiết gấm hoa, đầu đội mũ quan. Tượng toát lên được sự uy nghiêm, quyền lực và thịnh vượng.
- Tượng ông Thần Tài đá trắng viền vàng: Phù hợp cho gia chủ mệnh Kim. Mẫu tượng gây ấn tượng với màu trắng ngọc, hoa văn viền vàng mang lại nhiều may mắn, thành công.
- Mẫu tượng ông Thần Tài đá đỏ viền vàng: Là mẫu tượng ông Thần Tài được nhiều người lựa chọn. Bởi, màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng. Tượng mang lại vẻ sang trọng, phù hợp gia chủ mệnh Hỏa.
Cách phân biệt tượng ông Thần Tài và ông Địa
Vì tượng ông Thần Tài thường được bài trí chung cùng tượng ông Địa, nên rất nhiều người thường xuyên bị nhầm lẫn hai tượng với nhau. Dưới đây là cách để phân biệt ông Thần Tài, ông Địa dễ nhất.
Về vai trò:
- Ông Thần Tài: Giúp trông coi nhà cửa, đem lại tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình
- Ông Địa: Là người canh giữ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa cho gia chủ
Về ngoại hình:
- Ông Thần Tài: Hình ảnh ông già râu trắng bạc phơ, trên tay có cầm thỏi vàng, nụ cười hiền hậu
- Ông Địa: Ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt mo
Về vị trí trên bàn thờ:
Vị trí chính xác của tượng ông Thần Tài trên bàn thờ là ở bên trái, tượng ông Địa sẽ được đặt bên phải.
Lưu ý cần nắm khi bài trí tượng ông Thần Tài
- Bàn thờ ông Thần Tài phải hướng ra cửa lớn, không đặt trên cao mà phải tiếp âm
- Không thờ ông Thần tài chung với tượng quan âm
- Trong quá trình thờ cúng, nên giữ cho tượng ông Thần Tài sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng rượu pha loãng hoặc nước sạch
Mua tượng ông Thần Tài ở đâu đẹp, chất lượng?
Decor Hoàng Gia là địa chỉ chuyên cung cấp tượng Thần Tài với nhiều mẫu mã đa dạng, chất liệu đảm bảo. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình để có thể chọn được mẫu tượng phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Đặc biệt, mức giá mà Decor Hoàng Gia áo dụng luôn cạnh tranh nhất trên thị trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về ông Thần Tài cũng như lưu ý khi bài trí để có thể nhận về nhiều may mắn tài lộc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về tượng ông Thần Tài, vui lòng liên hệ hotline: 0944.48.5885.
Bài viết mới cập nhật
Than hoạt tính và ứng dụng tuyệt vời của nó trong phong thủy
Tại sao đồ decor trang trí từ than hoạt tính đang trở thành xu hướng trong thiết kế nội thất hiện đại?
Trong thiết kế nội thất hiện đại, việc kết hợp thẩm ...
Bắp cải phong thủy có ý nghĩa gì? nên đặt ở đâu trong phòng?
Bên cạnh những vật phẩm như linh vật hay đá phong ...
Tranh mã đáo thành công có ý nghĩa gì? cách treo như thế nào?
“Mã đáo thành công” là gì? Bí ẩn ý nghĩa đằng ...